Nó chính là một loại điều khiển được sử dụng trong công nghiệp, đi kèm với nó với độ tin cậy cao và các tính năng mạnh mẽ...Rất phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực tự động hóa.
CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI BẠT CỦA FATEK
Có cấu trúc phần cứng mạnh mẽ: Nó có thiết kế rất gọn gàng, chống nhiễu và chống sốc tốt, ...bền bỉ rất phù hợp cho nhiều nghành công nghiệp khắc nghiệt. Ngoài ra nó còn được trang bị nhiều mô - đun input và output khác nhau, dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau như cảm biến, động cơ và công tắc.
Dung lượng lớn: Cho phép lưu trữ và xử lý các chương trình phức tạp.
Khả năng lập trình mạnh mẽ: Hổ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến trong tự động hóa. Ngoài ra còn dễ dàng thay đổi hoặc cập nhập chương trình điều khiển thông qua phần mềm lập trình WinProladder.
Tích hợp giao tiếp: Giúp dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi và hệ thống HMI, SCADA.
CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN CỦA BỘ LẬP TRÌNH PLC FATEK
Bộ lập trình PLC Fatek được thiết kế theo cấu trúc bao gồm CPU với mô hình mô - đun nguồn, mô - đun mở rộng và mô - đun input - output. Điều này nó sẽ giúp dễ dàng tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau.
CPU: Được coi là chức năng trung taamc ủa PL, nó có khả năng điều khiển toàn bộ hệ thống. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như bộ xử lí có chức năng điều khiển được lập trình trong PLC. Bộ nhwos có chức năng lưu trữ chương trình điều khiển và các tham số liên quan. Tốc độ xử lý cao và rất nhanh chóng. Cổng giao tiếp được tích hợp sẵn.
Mô - đun Input và Output là thành phần kết nối giữa PLC và các thiết bị khác.
Mô - đun nguồn: Cung cấp điện năng cho CPU.
Mô - đun truyền thông: Kết nối các hệ thống điều khiển hoặc các thiết bị ngoài phạm vi.
Mô - đun chức năng đặc biệt: Có thể điều khiển được nhiệt độ. đếm tốc độ cao và điều khiển đk vị trí mình mong muốn.
HƯỚNG DẪN KẾT NỐI VÀ CÁI ĐẶT BỘ LẬP TRÌNH PLC FATEK
Trước khi tiến hành cài đặt, hãy chắc chắn rằng hãy đầy đủ các thiết bị và công cụ sau:
Bộ lập trình PLC Fatek (bao gồm CPU và các mô-đun I/O).
Cáp kết nối giữa PLC và máy tính (RS232, USB hoặc Ethernet tùy thuộc vào loại PLC).
Máy tính cài đặt phần mềm lập trình WinProladder.
Nguồn cung cấp điện cho PLC (AC 220V hoặc DC 24V tùy loại).
Các thiết bị ngoại vi cần kết nối như cảm biến, công tắc, động cơ, HMI (nếu cần).
Đồng hồ đo điện, tuốc nơ vít, và các dụng cụ lắp đặt khác.
WinProladder là phần mềm lập trình chuyên dụng dành cho PLC Fatek.
Các bước cài đặt:
Tải phần mềm WinProladder: Truy cập vào trang web chính thức của Fatek hoặc từ nguồn đáng tin cậy để tải phần mềm WinProladder.
Cài đặt phần mềm: Chạy file cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn thành quá trình cài đặt.
Khởi động phần mềm: Sau khi cài đặt xong, khởi động phần mềm WinProladder để bắt đầu sử dụng.
Giám sát hoạt động của hệ thống như sau:
a. Kết nối qua cổng RS232/USB:
Dùng cáp RS232 (nếu máy tính có cổng COM) hoặc cáp USB-to-RS232 (nếu máy tính không có cổng COM).
Kết nối một đầu cáp với cổng RS232 trên PLC và đầu còn lại với cổng COM hoặc USB trên máy tính.
Cài đặt driver (nếu cần) để máy tính nhận diện PLC.
b. Kết nối qua cổng Ethernet (nếu PLC hỗ trợ):
Kết nối cáp Ethernet từ cổng Ethernet trên PLC tới máy tính hoặc router trong mạng nội bộ.
Cấu hình địa chỉ IP cho PLC và máy tính sao cho chúng nằm trong cùng một dải địa chỉ mạng (Subnet).
a. Lắp đặt mô-đun và dây điện:
Mô-đun CPU: Đây là trung tâm điều khiển, lắp đặt nó vào đế (rack) hoặc giá đỡ thích hợp.
Mô-đun I/O: Lắp các mô-đun ngõ vào và ngõ ra vào đế của PLC. Các mô-đun này có thể kết nối với cảm biến (đầu vào) và các thiết bị điều khiển (đầu ra) như động cơ, van.
Kết nối dây điện: Sử dụng cáp điều khiển và điện áp để kết nối các mô-đun I/O với các thiết bị ngoại vi.
b. Cấp nguồn cho PLC:
Kết nối nguồn điện AC 220V hoặc DC 24V (tùy loại PLC) vào mô-đun nguồn của PLC. Đảm bảo tuân thủ đúng theo hướng dẫn về dây nguồn để tránh chập điện hoặc gây hư hỏng thiết bị.
Sau khi kết nối nguồn, bật nguồn và kiểm tra đèn LED trạng thái trên PLC. Nếu đèn LED báo hiệu nguồn sáng, nghĩa là PLC đã được cấp điện thành công.
Sau khi kết nối PLC với máy tính, bạn có thể sử dụng phần mềm WinProladder để viết chương trình điều khiển cho PLC.
a. Tạo chương trình mới:
Mở WinProladder và chọn "New Project" để tạo dự án mới.
Chọn loại PLC mà bạn đang sử dụng (ví dụ: FBs series) và cấu hình các thông số phù hợp.
b. Viết chương trình Ladder (LD):
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Ladder (LD) để viết chương trình điều khiển. Đây là ngôn ngữ phổ biến trong lập trình PLC, dễ hiểu và trực quan.
Thiết lập các biến (biến đầu vào, biến đầu ra) tương ứng với các ngõ vào/ra của PLC.
Cài đặt các lệnh điều khiển, bộ đếm, bộ định thời (timer) hoặc các hàm điều khiển khác theo yêu cầu của hệ thống.
c. Mô phỏng chương trình (Simulation):
Trước khi tải chương trình xuống PLC, bạn có thể sử dụng chức năng mô phỏng (Simulation) trên WinProladder để kiểm tra xem chương trình hoạt động đúng hay không.
Thực hiện các thao tác kiểm tra logic và kiểm tra tính chính xác của chương trình.
Sau khi chương trình đã sẵn sàng và được kiểm tra, tiến hành tải xuống PLC.
Các bước tải chương trình:
Kết nối PLC với máy tính thông qua cáp RS232 hoặc Ethernet.
Trong WinProladder, chọn "Transfer" để tải chương trình xuống PLC.
Kiểm tra đèn trạng thái trên PLC và thông báo từ phần mềm để xác nhận chương trình đã được tải xuống thành công.
Sau khi tải chương trình, bạn cần giám sát hoạt động của PLC để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng theo yêu cầu.
a. Giám sát trực tiếp (Monitoring):
WinProladder cho phép bạn giám sát trực tiếp các trạng thái ngõ vào, ngõ ra, và các biến trong chương trình. Điều này giúp bạn kiểm tra xem các thiết bị ngoại vi (cảm biến, công tắc, động cơ) có hoạt động đúng hay không.
Bật chức năng giám sát (Monitoring) trong WinProladder để quan sát trực tiếp hoạt động của PLC.
b. Điều chỉnh và sửa lỗi (Debug):
Nếu phát hiện lỗi trong quá trình vận hành, bạn có thể điều chỉnh chương trình hoặc thông số trong PLC và tải lại chương trình.
Dùng các công cụ Debug trong WinProladder để xác định chính xác vị trí xảy ra lỗi và sửa lỗi nhanh chóng.
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định:
Gắn các nắp bảo vệ cho PLC và các mô-đun I/O để tránh bụi và tác động môi trường.
Lưu trữ chương trình: Sao lưu chương trình điều khiển vào máy tính hoặc USB để có thể phục hồi dễ dàng nếu xảy ra sự cố trong tương lai.
Đặt lịch bảo trì định kỳ: Kiểm tra và bảo trì hệ thống theo định kỳ để đảm bảo PLC và các thiết bị ngoại vi hoạt động ổn định trong suốt quá trình sản xuất.
BẢO TRÌ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ CỦA BỘ LẬP TRÌNH PLC FATEK
Việc bảo trì rất qaun trọng nhằm đảm bảo rằng hệ thống phải ổn định. Nếu trong quá trình kiểm tra có phát hiện ra lỗi, kịp thời xử lí lỗi nhằm tránh gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Bảo trì định kì: Nhằm kéo dài tuổi thọ cho PLC FATEK và giảm các tình trạng lỗi không như mong muốn. Bao gồm kiểm tra phần cứng, phần mềm và kiểm tra nhiệt độ môi trường.
Khắc phục sự cố: Tìm ra nguyên nhân để khắc phục, đầu tiên là kiểm tra nguồn điện, kiểm tra đèn báo lỗi (LED), kiểm tra mô - đun input và output, kiểm tra các chương trình điều khiển và cuối cùng là kiểm tra giao tiếp truyền thông.
Xử lí các lỗi phổ biến: PLC FATEK thường gặp như PLC không khởi động được, PLC bị treo hoặc bị dừng hoạt động. Các công ra vào của PLC bị ngưng hoạt động.
Kế hoạch bảo trì: Cần kiểm tra theo định kì, Sao lưu lại các dữ liệu cần có 1 bản dự phòng nhằm khôi phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra.