BIẾN TẦN DELTA

Biến tần Delta là một thiết bị khá phổ biến tại các nhà máy, công xưởng trong hệ thống điện hay tự động hóa máy móc.

Đây là sản phẩm không thể thiếu trong một số ngành. Biến tần Delta được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, nhà xưởng, hệ thống điện vận hành máy móc. Ứng dụng lớn nhất chính là điều khiển tốc độ của động cơ sử dụng dòng điện 3 pha.

Biến tần Delta là gì?

Biến tần Delta hay biến tần nói chung là một thiết bị chuyên dụng để thay đổi tần số nguồn điện được đặt trên cuộn dây từ bên trong của động cơ. Từ đó, biến tần điều khiển động cơ hoạt động mà không cần sử dụng hộp số cơ khí. Hay hiểu đơn giản hơn, biến tần giúp biến đổi dòng điện ở tần số này thành dòng điện ở một tần số khác. Biến tần có cấu tạo riêng biệt, các linh kiện bán dẫn để đóng, mở động cơ tạo ra những từ trường thay đổi tần số.

Biến tần có khả năng thay đổi tần số từ 1Hz – 60Hz thậm chí là 400Hz, tùy từng loại máy động cơ khác nhau. Đó cũng là lý do mà nhiều nhà máy, công xưởng hiện nay sử dụng biến tần. Vì nó có thể khiến máy móc và động cơ hoạt động nhanh hơn nhưng vẫn an toàn mà không xảy ra bất cứ sự cố gì.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần Delta

Biến tần Delta cũng có cấu tạo tương tự như những dòng biến tần phổ biến khác trên thị trường. Những bộ phận chính phải kể đến như:

  • Mạch chỉnh lưu: Đây là bộ phận đầu tiên trong quá trình chuyển đổi tần số của dòng điện. Bộ chỉnh lưu sử dụng cầu đi-ốt sóng toàn phần.

  • Tuyến dẫn một chiều: Đây là bộ phận lưu giữ nguồn điện đầu vào và chỉnh lưu. Thực chất đây là một tụ điện, có thể lưu trữ được điện năng tương đối lớn và chuẩn bị cho bước tiếp theo khi bộ phận IGBT tạo ra điện.

  • IGBT: IGBT được bật tắt tự động tạo ra xung điện từ nguồn điện năng được lưu giữ trong tụ điện.

  • Bộ kháng điện xoay chiều: Hiểu một cách đơn giản đây là cuộn cảm trữ năng lượng để chống sự thay đổi đột ngột của nguồn điện.

  • Bộ kháng điện một chiều: Bộ kháng này có tác dụng trong việc phòng tránh những sự cố tiềm ẩn có thể xảy ra khi máy hỏng hay sự thay đổi của dòng điện.

  • Điện trở hãm: Đây là bộ phận tiếp nhận lượng điện dư thừa sau khi được thay đổi bằng cách chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.

Nguyên lý hoạt động của biến tần Delta tương đối đơn giản: Đầu tiên khi máy hoạt động nguồn điện cần chuyển đổi đi vào bên trong, đó có thể là nguồn điện 1 pha hay 3 pha đều được. Dòng điện được chỉnh lưu bằng cầu đi-ốt sóng toàn phần và tụ điện.


Dòng điện tiếp tục được đi vào IGBT và nhanh chóng được biến đổi từ 1 pha thành 3 pha đối xứng nhờ chế độ rộng xung của IGBT. Hiện nay biến tần Delta được cải tiến rất nhiều trang bị bộ vi xử lý bán dẫn vô cùng hiện đại. Nhờ đó tần số khi biến đổi khó khả năng giảm bớt tiếng ồn của động cơ, máy móc và giúp máy móc hoạt động bền bỉ, tốt hơn.

Ứng dụng chính của biến tần Delta là gì?

Biến tần thương hiệu Delta được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, nhà xưởng, hệ thống điện vận hành máy móc. Ứng dụng lớn nhất chính là điều khiển tốc độ của động cơ sử dụng dòng điện 3 pha.

Trước đây một số loại máy móc, băng tải, dây chuyền phải sử dụng hộp giảm tốc để thay đổi tốc độ của dòng điện. Tuy nhiên việc làm này mang lại nhiều khó khăn khi vận hành máy móc như tiếng kêu to, máy hoạt động không bền bỉ. Hiện nay, việc sử dụng máy biến tần đã có thể khắc phục được một số khó khăn đó và giúp máy móc vận hành ổn định hơn.

Ngoài ra nhờ khả năng có thể thay đổi tốc độ của motor, mà người ta còn sử dụng máy biến tần trong việc giảm bớt lượng tiêu thụ điện ở một số loại máy. Điển hình nhất là những nhà máy sử dụng máy nén khí, hệ thống quạt gió, tháp giải nhiệt, cầu trục nâng hạ, thang máy,… Tuy nhiên tùy vào cấu trúc của motor và khả năng hoạt động của từng loại máy mà lượng điện có thể tiết kiệm được là khác nhau.


Một ứng dụng đặc biệt của máy biến tần đó là thường dành cho một số nhà máy sử dụng nguồn điện 1 pha nhưng các loại máy móc động cơ lại dùng nguồn điện 3 pha. Do đó, bạn không thể thay đổi lại nguồn điện ban đầu vì như thế sẽ rất tốn kém. Lúc này bạn nên dùng máy biến tần Delta để chuyển đổi dòng điện.

Bên cạnh đó, sử dụng máy biến tần còn giúp nâng cao độ bền của máy móc, bảo vệ hệ thống điện khỏi những chập cháy, sự cố khi máy móc vận hành quá tải. Máy giúp giảm sốc khí ở động cơ máy móc và giảm tiếng ồn khi máy hoạt động rất tốt.

Một số loại biến tần thương hiệu Delta

Biến tần Delta hiện có rất nhiều model với công suất và cấu tạo riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp nhất.


  • Biến tần Delta VFD-L: Đây là dòng máy đời sau của VFD-EL. Máy này chỉ dùng được cho những loại máy hoạt động nhẹ như bảng tải, các loại máy đống gói trong các ngành sản xuất công nghiệp thực phẩm. Công suất là từ 0.4 - 1.5KW.

  • Máy biến tần Delta VFD-B: Đây là dòng máy dùng cho những loại máy móc tải nặng, đã ra đời khá lâu nhưng vẫn được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng bởi hiệu năng sử dụng cao.

  • Máy biến tần Delta VFD-M: Đây là dòng máy dùng cho những loại máy móc tải trung bình. Khả năng hoạt động rất tốt mà giá thành lại phải chăng, một số doanh nghiệp còn dùng cho cả tải trung và tải nặng.

  • Máy biến tần Delta VFD-EL: Dòng máy dành cho tải nhẹ có công suất tương đương với VFD-L. Máy dùng cho các loại băng tải nhẹ, máy trộn, máy đóng gói,… có công suất 0.4 – 3.7KW.

  • Máy biến tần Delta VFD-C2000: Dòng máy dùng cho tải nặng, những loại máy móc trong ngành công nghiệp nặng như máy nén khí, cầu trục nâng hạ. Delta VFD-C2000 mới được sản xuất có hiển thị tiếng anh, khá thuận tiện cho người dùng hiện nay.

Cách phân biệt biến tần Delta hàng chính hãng với hàng giả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại biến tần Delta là hàng giả, hàng nhái, hàng kém. Khách hàng khi có nhu cầu mua hàng cần đặc biệt chú ý để tránh “tiền mất tật mang” mà lại không được gì. Dưới đây là một số điểm nhận biết giữa biến tần Delta là hàng chính hãng và hàng giả.

Biến tần Delta hàng giả

Nếu những người đã có kinh nghiệm và đã từng sử dụng biến tần Delta rồi thì dễ phân biệt hơn. Còn nếu bạn chưa từng sử dụng bao giờ thì khi đi mua bạn dựa vào những đặc điểm sau:

  • Biến tần Delta là hàng nhái thường có màu sắc khá nhợt nhạt, không được rõ nét, không tươi sáng và hơi đục.

  • Cầu đấu của biến tần không chắc chắn, chữ được in không cần thận cũng không được sắc nét như hàng chính hãng.

  • Nhãn mác không in lo lo của thương hiệu Delta.

  • Đặc biệt hàng giả sẽ không có mã code, mã QR để người dùng có thể check mã sản phẩm.

  • Không có những tiêu chuẩn, chứng nhận rõ ràng của sản phẩm.

  • Một số sản phẩm còn không in đầy đủ thông số kĩ thuật của sản phẩm lên máy.

  • Không có hóa đơn giá trị gia tăng, bởi thường những công ty có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì mới có loại giấy tời này.

  • Bạn mua phải hàng giả sẽ không có bảo hành hoặc nếu có thì thời gian sẽ ngắn.

  • Hiệu năng hoạt động của sản phẩm sẽ không cao như hàng chính hãng.

Biến tần thương hiệu Delta hàng chính hãng


Trái lại với hàng giả, biến tần Delta chính hãng có thiết kế đến hiệu năng hoạt động đều rất tuyệt vời. Thiết kế máy chắc chắn và được in ấn đầy đủ thương hiệu Delta, thông số kĩ thuật, mã vạch đầy đủ để khách hàng có thể check nguồn gốc xuất xứ. Đi kèm với đó khi bạn mua sản phẩm chính là giấy tờ đầy đủ, phiếu bảo hành và hỗ trợ lắp đạt bảo hành, hậu đãi cho khách hàng.

Một số lưu ý khi sử dụng máy biến tần Delta


Để máy hoạt động được hiệu quả cũng như nâng cao độ bền của máy bạn cần lưu ý một số lưu ý nhất định khi lắp đặt và vận hành. Trong đó phải kể đến như:

  • Trước khi lắp đặt máy biến tần Delta bạn cần cắt hết nguồn điện.

  • Cần kiểm tra nguồn điện cấp vào khi đấu dây nối động lực.

  • Trong quá trình sử dụng, máy biến tần Delta đã được cấp điện rồi mà bạn muốn cắt nguồn điện thay đấu nối. Bạn nên đợi máy ngừng hoạt động đến khi đèn Led tắt hẳn thì mới đấu đây nối mới để không gặp sự cố. Vì lúc này điện vẫn còn lưu lại trong tụ điện có thể gây chập cháy và giật điện.

  • Không chạm tay trực tiếp vào linh kiện hay bo mạch chủ.

  • Không đặt máy biến tần dưới ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao, cũng không đặt máy trong môi trường ẩm thấp, độ ẩm cao. Vì có thể làm hỏng các linh kiện ở trong máy.

  • Các hoạt động cài đặt, đấu nối, bảo dưỡng nhưng người không có kinh nghiệm thì không nên thực hiện mà nên gọi kĩ thuật viên có chuyên môn đến kiểm tra.

  • Cẩn thận và chú ý đến quá trình đấu dây nối động lực.

  • Trong quá trình vận hành máy biến tần, nếu máy báo mã lỗi, bạn nên tìm hiểu bảng mã lỗi của dòng máy này. Sau đó dựa trên mã lỗi đó, xem có thể tự khắc phục được không, nếu không hãy gọi ngay đến trung tâm bảo hành để sửa chữa kịp thời.

  • Trong trường hợp bạn ngưng không sử dụng máy biến tần nữa trong khoảng thời gian hơn 2 – 3 tháng. Bạn nên bảo quản máy trong môi trường nhiệt độ không quá 30 độ C. Những dòng máy đã qua sử dụng không nên cho dùng hoạt động quá lâu trên một năm vì có thể hư hỏng các linh kiện bên trong máy.

Trên đây là một số thông tin được TRẦN GIA tổng hợp về về dòng máy biến tần Delta được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay trong các ngành công nghiệp. Hi vọng rằng qua đây bạn có thể hiểu hơn về sản phẩm và đặt niềm tin mua các dòng sản phẩm thương hiệu Delta sử dụng.